Công nghệ tái chế vật liệu mặt đường bê tông asphalt tại trạm trộn di động phục vụ công tác bảo trì và sửa chữa mặt đường
Vào ngày 20/5, Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Tập đoàn Wirtgen (CHLB Đức) và Công ty Cung ứng Nhựa đường ADCo (Pháp/Thái Lan) tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề Tọa đàm "Công nghệ tái chế vật liệu mặt đường bê tông asphalt tại trạm trộn di động phục vụ công tác bảo trì và sửa chữa mặt đường".
Buổi tọa đàm thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đơn vị tư vấn, thi công, và các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và ứng dụng các công nghệ vật liệu mặt đường bền vững, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ mặt đường bền vững trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt "Phát thải ròng bằng 0" vào năm 2050.
Ông Xavier Guyot, Giám đốc kỹ thuật, (Tập đoàn Colas khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đã giới thiệu Công Nghệ Easycold R+ là một giải pháp tái chế nguội tại trạm trộn do tập đoàn Colas phát triển. Công nghệ này sử dụng nhũ tương nhựa đường axit chuyên dụng và có tỷ lệ RAP (Reclaimed Asphalt Pavement) chiếm tới 80-90%. Easycold R+ tái sử dụng vật liệu cào bóc từ cùng một công trường hoặc được tập kết từ các địa điểm khác nhau, giúp tiết kiệm nguyên liệu, chất kết dính, giảm chi phí vận chuyển và năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Thông tin chi tiết tại buổi tọa đàm xem tại: Tọa đàm "Công nghệ tái chế vật liệu mặt đường bê tông asphalt tại trạm trộn di động phục vụ công tác bảo trì và sửa chữa mặt đường" (utc.edu.vn)